Bài viết này sẽ giới thiệu những thông tin bổ ích và quan trọng về thuật ngữ CSS mà không thể bỏ lỡ. Đối với những bạn đang muốn lập trình website hoặc đang chuẩn bị tìm hiểu về cách xây dựng website, bài viết này sẽ hỗ trợ bạn những thông tin cơ bản như CSS là gì và những điểm vượt trội của CSS.
CSS là gì?
CSS là cụm từ viết tắt của Cascading Style Sheets, có thể hiểu CSS sẽ hỗ trợ phần thiết kế định dạng ngôn ngữ lập trình. Nhiệm vụ chính của CSS là điều chỉnh hình dạng, kích cỡ, màu sắc của một hình khối hay điều chỉnh cỡ chữ, kiểu chữ văn bản và nhiều thứ khác, giúp bạn tạo ra một website đúng với mong muốn của bạn hoặc khách hàng. CSS sẽ luôn đi đôi với HTML hay XHTML để bổ trợ cho nhau, HTML hay XHTML sẽ làm cho một phần tử xuất hiện và CSS sẽ quyết định phần tử đó trông như thế nào khi xuất hiện.
Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của CSS
Để có thể sử dụng tốt thì bạn cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của CSS, giúp bạn xác định rõ được mục đích sử dụng và sử dụng hiệu quả.
Ưu điểm:
-
Tiết kiệm thời gian sử dụng: Nếu bạn không có nhiều kiến thức thiết kế về website thì sử dụng CSS để có thể tiết kiệm thời gian của bạn, có thể áp dụng thiết kế cho tất cả các trang không chỉ riêng 1 trang.
-
Tốc độ tải trang: Nếu sử dụng đúng cách và hợp lý, CSS có thể giúp website của bạn có tốc độ tải trang ổn định hơn.
-
Bảo trì tự động: Không cần tốt thời gian cập nhật các phiên bản, tự động hóa công việc cập nhật sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần thời gian khi sử dụng.
Nhược điểm:
-
Khó sử dụng: đối với người dùng mới sẽ không hiểu được ngôn ngữ lập trình nếu chưa có kinh nghiệm về ngôn ngữ lập trình.
- Lỗi định dạng web: Định dạng web có thể bị lỗi khi bạn không gán đúng CSS vào phần tử mà bạn muốn hay có sai sót nhỏ trong quá trình viết mã.
CSS hoạt động như thế nào?
Có hai cách để sử dụng CSS Selector:
- Cách 1: Bạn đã có sẵn “HTML” và “CSS”, bạn chỉ cần chọn vào phần “head” để thêm bộ chọn CSS.
- Cách 2: Tài liệu “HTML” có nhãn là index.html và tệp CSS Selector có nhãn style.css. Đối với tệp index.html phải bao gồm: dòng mã tham chiếu với tệp CSS để các kiểu này được hiển thị trên trang web của bạn
Bố cục và cấu trúc một đoạn CSS
Để hiểu rõ hơn về CSS thì bạn cũng cần nắm rõ các bố cục và cấu trúc của đoạn CSS, để biết chúng hoạt động như thế nào.
Bố cục của một đoạn CSS
Đối với phần bố cục CSS sẽ có những thuộc tính như sau:
-
Padding: xung quanh nội dung văn bản mà bạn muốn định dạng.
-
Border: đường nằm kế phần đệm.
-
Margin: khoảng cách của các phần tử với nhau.
Cấu trúc của một đoạn CSS
Các thuộc tính của cấu trúc đoạn CSS như sau:
-
Bộ chọn: bạn sẽ chọn phần tử HTML mà bạn muốn định dạng.
-
Khai báo: khai báo những giá trị đặc tính và có chứa nội dung của CSS, chúng được ngăn cách bằng dấu chấm phẩy.
-
Thuộc tính: lựa chọn thuộc tính phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tại sao sử dụng CSS?
Nếu bạn không muốn website của mình bị ảnh hưởng bởi tốc độ tải trang, thì nếu không sử dụng selector thì bạn phải viết theo style riêng cho từng phần. Dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều mã code khó khăn, không kiểm soát được và gây cản trở khi bạn muốn chỉnh sửa. Nên vì thế, khuyên bạn nên sử dụng CSS Selector sẽ rất cần thiết. CSS Selector sẽ giúp file của bạn ngắn gọn và được tối giản hơn. Tốc độ tải trang web sẽ nhanh hơn, bạn sẽ kiểm soát dễ dàng hơn.
Các phiên bản của CSS
Hình thành từ rất lâu nên cho đến ngày hôm nay CSS đã cho ra mắt nhiều phiên bản khác nhau, để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Sau đây mình sẽ giới thiệu đến bạn các phiên bản của CSS.
Phiên bản 1
Phiên bản 1 sẽ có những thuộc tính phân loại và các thuộc tính cơ bản như: font, văn bản, hình ảnh và thuộc tính thuộc về định dạng nội dung văn bản.
Phiên bản 2
Phiên bản hai được cải tiến ở phiên bản 1 không chỉ định dạng văn bản từ font chữ hay hình ảnh, ở phiên bản 2 thì hỗ trợ định dạng các tệp âm thanh và văn bản từ hai chiều với nhau. Ngoài ra bạn có thể thấy ở phiên bản này sẽ xuất hiện các font chữ mới ở phần định dạng văn bản.
CSS 2.1
Phiên bản CSS 2.1 được phát hành vào năm 2011, mục đích phát hành để khắc phục các lỗi ở phiên bản 2 để phù hợp người dùng hơn.
CSS3
Phiên bản này phát hành để thay thế CSS 2, các phần module sẽ có sự cải tiến để có thể tăng khả năng tương thích ngược. CSS3 mang đến các bộ chọn giúp người dùng tạo hiệu ứng trước không cần tạo hình ảnh.
CSS 4
Hiện tại, phiên bản CSS 4 được kế thừa nhiều thành phần từ CSS3 và CSS4 vẫn đang được cập nhật để cải tiến mỗi ngày, giúp người dùng có thể khai thác tốt về CSS.
Cách nhúng CSS vào website
Để thực hiện được CSS thì chúng ta cần tiến hành nhúng vào website để thực hiện được trên website. Hiện tại có 3 cách dùng phổ biến để nhúng CSS vào website:
Inline CSS
Thuộc tính style sẽ chứa các cặp định dạng đoạn CSS và tác động phần tử chính của phần tử đó.
Internal CSS
Các thuộc tính được đặt trong các thẻ ví dụ như: Cặp thẻ <style type=”text/css”></style>.
External CSS
Tập tin External CSS sẽ độc lập hoàn toàn so với các file khác và thường chúng được đặt trong các phần mở rộng, kết hợp với thẻ link và dẫn đến tập tin CSS.
Lời kết
Bài viết trên đã cho bạn thông tin về CSS là gì, giúp bạn có thể nắm rõ kiến thức cũng như nắm được những ưu điểm nhược điểm khi sử dụng CSS. Đối với lập trình viên hay những nhà xây dựng website khi cần lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp để xây dựng website chất lượng thì CSS có thể sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn. Chúc bạn thành công!